SES – ERP: PHẦN MỀM ERP LÀ GÌ? CÁC PHẬN HỆ CỦA ERP
Ngày nay, việc ứng dụng giải pháp ERP vào hoạt động quản lý của doanh nghiệp vừa là xu hướng vừa là giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp củng cố, nâng cao tính hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và môi trường cạnh tranh ngày càng cao. Do đó, để thấy được vai trò phần mềm ERP, chủ động tìm kiếm nhưng giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp mình. SES Group xin chia sẻ cùng bạn những kiến thức cơ bản về phần mềm ERP để bạn đọc năm rõ hơn và có những quyết định tốt nhất cho doanh nghiệp của mình nhé.
1. PHẦN MỀM ERP LÀ GÌ?:
- ERP là gì? Được viết tắt từ “Enterprise Resource Planning”, trong đó:
+ R- Resource: tận dụng được toàn bộ tài nguyên của công ty
+ P- Planning: Hỗ trợ công ty lên trước các kế hoạch, nghiệp vụ trong sản xuất, kinh doanh. Đưa ra hướng giải quyết
+ E-Enterprise: Kết nối và đồng bộ công việc giữa các phòng ban, cập nhật mọi thông tin cần thiết theo thời gian thật
-> Từ những phân tích trên có thể rút ra được, phần mềm ERP là một loại giải pháp phần mềm quản lý đa chức năng, nó giúp các tổ chức sử dụng để quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày như: kế toán, mua sắm, quản lý dự án, quản lý rủi ro và tuân thủ cũng như các hoạt động của chuỗi cung ứng.
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẦN MỀM ERP:
Từ khái niệm trên ta có thể thấy được phần mềm ERP có những đặc điểm cơ bản sau:
- ERP là một hệ thống quản trị sản xuất kinh doanh hợp: mọi công đoạn, mọi người, mọi phòng ban chức năng đều được liên kết, cộng tác với nhau trong một quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thống nhất.
- ERP là một hệ thống do con người làm chủ với sự hỗ trợ của máy.
- Phần mềm ERP là một hệ thống hoạt động theo quy tắc: hệ thống hoạt động theo quy tắc và kế hoạch rõ ràng. Kế hoạch sản xuất kinh doanh phải được lập ra theo năm, tháng, tuần; hệ thống sẽ không hoạt động khi không có kế hoạch; các quy tắc, quy trình xử lý phải được quy định trước.
- ERP là hệ thống với các tránh nhiệm được xác định rõ.
-ERP là hệ thống liên kết giữa các phòng ban trong công ty.
3. CÁC PHÂN HỆ CỦA ERP:
Các phân hệ của ERP thường bao gồm:
- Kế toán tài chính (Finance): Sổ cái; Quản lý vốn bằng tiền; Công nợ phải thu; Công nợ phải trả; Tài sản cố định; Lập dự toán ngân sách;…
- Quản lý bán hàng và phân phối (Sales and Distribution): Thông tin (cơ sở dữ liệu) khách hàng; Cập nhật đơn hàng và viết hóa đơn; Lập kế hoạch giao hàng và vận chuyển;…
- Quản lý mua hàng (Purchase Control): Quản lý đơn mua hàng; Nhận hàng;…
- Quản lý hàng tồn kho (Stock Control): Danh điểm vật tư; Nhập xuất kho; Kiểm kê kho;…
- Lập kế hoạch và quản lý sản xuất (Production Planning and Control): Khai báo công thức/định mức sản phẩm; Khai báo dây chuyền sản xuất; Tính giá thành sản phẩm; Lập kế hoạch sản xuất; Lập kế hoạch nguyên vật liệu; Lập kế hoạch điều phối năng lực;…
- Quản lý dự án (Project Management): Báo cáo giá thành từ lúc khởi công cho đến hoàn thành; Theo dõi chi tiết dự án, công trình, hạng mục công trình;…
- Quản lý dịch vụ (Service Management): Quản lý dịch vụ khách hàng; Quản lý bảo hành, bảo trì;…
- Quản lý nhân sự (Human Resouce Management): Quản lý nhân sự; Tính lương; Chấm công;...
- Báo cáo quản trị (Management Reporting): Các báo cáo quản lý, công cụ phân tích số liệu đa chiều trên cơ sở liên kết số liệu từ tất cả các phân hệ;…
- Báo cáo thuế (Tax Reports): Lập các báo cáo tài chính và các báo cáo thuế định kỳ theo yêu cầu cho các cơ quan chức năng;…
CÔNG TY TNHH SES GROUP
Liên hệ đăng ký và tư vấn: TẠI ĐÂY
Hotline: 0888966668 – info@sesgroup.v